A virtual conference on the Final Review of the National Strategy on Gender Equality 2011-2020 and Implementation of the National Strategy on Gender Equality 2021-2030

Date:

English | Tiếng Việt

Ha Noi, Viet Nam — Today, the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs (MoLISA) in coordination with the United Nations Entity for Gender Equality and the Empowerment of Women (UN Women) and the Australian Embassy in Viet Nam held a virtual conference on the Final Review of the National Strategy on Gender Equality 2011-2020 and Implementation of the National Strategy on Gender Equality 2021-2030.

This is an activity under the financial support framework of the Australian Embassy in Viet Nam with respect to the performance review of the National Strategy on Gender Equality 2011-2020 (NSGE 2011-2020) and formulation of the National Strategy on Gender Equality 2021-2030 (NSGE 2021-2030).

In 2019, following the direction of the Prime Minister, with technical and financial support from UN Women and the Australian Embassy in Viet Nam, MoLISA conducted a performance review of the NSGE 2011-2020 to serve as the basis for the formulation of the NSGE 2021-2030. The process of formulating and finalizing the draft NSGE 2021-2030 attracted engagement and comments from more than 500 participants representing a wide range of ministries, sectors, localities, United Nations agencies, social organizations, international NGOs and groups of people with disabilities, ethnic minorities, LGBT people, the youth among others. The development of the objectives and targets under the NSGE 2021-2030 was determined to be in alignment with the socio-economic development situation in the new period of the country, international economic integration towards the successful realization of the sustainable development goals (SDGs) by 2030.

On March 3, 2021, the Government enacted Resolution No. 28/NQ-CP approving the National Strategy on Gender Equality 2021-2030 with the overall objective to “Continue to narrow gender gaps, create conditions, opporutnities for women and men to participate, equally enjoy achievement in all spheres of society and life, and contribute to the sustainable development of the country.” The NSGE encompasses 6 objectives and 20 specific targets in an effort to further narrow gender gaps in the following spheres: politics; economy, labour; family life and gender-based violence prevention and response; health; education, training; information, communications. In addition to several targets whose outcomes obtained from the previous period should be sustained, the NSGE 2021-2030 also includes novel targets such as: reducing the proportion of women workers in the agricultural sector; increasing the number of public social assistance establishments that carry out the activities to support, prevent and respond to gender-based violence; reducing adolescent birth rates; introducing health facilities providing pilot health care services for LGBT people; incorporating contents on gender and gender equality in the curricula of the national education system.With a view to facilitating NSGE 2021-2030 execution, also within the framework of cooperation with UN Women and the Australian Embassy, MoLISA has developed a guide to data collection and reporting on the NSGE implementation results to aid key ministries, sectors and localities in the synchronous and consistent collection of data and reporting on the NSGE performance annually, towards ensuring the effective and timely monitoring and evaluation of NSGE performance.

In her remarks delivered at the workshop, H.E. Nguyen Thi Ha, Deputy Minister of Labour, Invalids and Social Affairs, highlighted that, “Thanks to the efforts made by the whole political system, after 10-years of implementation of the NSGE, we have obtained numerous encouraging results, contributing to narrowing gender gaps in all spheres, thereby making positive contributions to the socio-economic development process of the country. These gains will be a solid foundation for all levels and sectors to sustain and advance further in materializing national objectives on gender equality in the upcoming period.”

As the United Nations agency providing technical assistance in the process of formulating the NSGE 2021-2030, Mrs. Elisa Fernandez Saenz, Representative of UN Women in Viet Nam highly valued Viet Nam's efforts and commitment to realizing the SDGs, including Goal 5 on Gender Equality and Women's Empowerment. She mentioned,: “The review on the NSGE implementation over the past 10 years has indicated the need to ensure financial resources for gender equality, especially through investment expenditure sourced from the state budget for adequate funding to realize the NSGE objectives. To do so, it is necessary to ensure that NSGE objectives will be properly mainstreamed in sectoral and local plans, as well as in national target programmes. Viet Nam is also advised to make targeted investments in changing social norms towards advancing gender equality, which has been the core element to promote gender equality experienced by a large number of countries worldwide and has also constitutes the very primary goal of NSGE 2021-2030.”Her Excellency Robyn Mudie, the Australian Ambassador to Vietnam, congratulated the Government of Vietnam on the dissemination of the NSGE 2021-2030 saying, “It is an honour for Australia to have been invited by the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs to support Viet Nam’s National Strategy on Gender Equality for 2021-2030. There are opportunities and challenges for the advancement of women and girls in the coming decade, including on issues related to Viet Nam’s ageing population, Revolution 4.0 and the automation of jobs. The Strategy’s guidance and recommendations lay the foundations for strong policy approaches to these issues, while also supporting the critical role of women in the economy and women in leadership. As a longstanding partner on gender equality and women’s economic empowerment, Australia is proud to give practical support to these efforts through our ongoing gender programs.”

At the workshop, leaders of the MoLISA and UN Women urged for more concerted efforts from various ministries, departments and sectors of the Government, social organizations, the private sector, and United Nations agencies in advancing gender equality, moving towards sustainable development by 2030, so that no one is left behind.

For more information, please contact:

Ms. Nguyen Viet Hai
Gender Equality Department, MoLISA
Email: hainv@molisa.gov.vn | Tel: 024-3825 2875

Ms. Hoang Bich Thao
Communications Officer of UN Women in Viet Nam
Email: hoang.thao@unwomen.org | Tel: 0705143996

 

Hội nghị trực tuyến tổng kết Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-203

Ngày: 12 tháng 8 năm 2021

English | Tiếng Việt

Ha Noi, Viet Nam — Hôm nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Đại sứ quán Úc tại Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030. Đây là hoạt động trong khuôn khổ hỗ trợ của Đại sứ quán Úc tại Việt Nam cho việc rà soát thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 (Chiến lược 2011-2020) và xây dựng Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 (Chiến lược 2021-2030).

Năm 2019, thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ UN Women và ĐSQ Úc tại Việt Nam, đã tiến hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược 2011-2020 để làm cơ sở cho việc xây dựng Chiến lược 2021-2030. Quá trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo Chiến lược 2021-2030 đã nhận được sự tham gia, đóng góp ý kiến của hơn 500 đại biểu là đại diện các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức Liên hợp quốc, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ quốc tế và các nhóm đại diện cho người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, nhóm LGBT, thanh niên... Việc xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược 2021-2030 được xác định cần phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới của đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và đồng thời hướng tới thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Ngày 03/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu tổng quát “Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước”. Chiến lược gồm 6 mục tiêu và 20 chỉ tiêu cụ thể nhằm tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực: chính trị; kinh tế, lao động; trong đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; y tế; giáo dục, đào tạo; thông tin, truyền thông. Bên cạnh một số chỉ tiêu cần tiếp tục duy trì kết quả của giai đoạn trước, Chiến lược 2021-2030 còn bao gồm các chỉ tiêu mới như: giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp; tăng các cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; giảm tỷ suất sinh ở vị thành niên; các cơ sở y tế cung cấp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người đồng tính, song tính và chuyển giới; nội dung về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân...

Để triển khai thực hiện Chiến lược 2021-2030, cũng trong khuôn khổ hợp tác với UNWomen và DFAT, Bộ LĐTBXH đã triển khai xây dựng Tài liệu hướng dẫn thu thập số liệu và báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược nhằm hướng dẫn các bộ ngành chủ chốt và các địa phương thực hiện đồng bộ, thống nhất việc thu thập số liệu, báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược hằng năm, hướng tới đảm bảo việc theo dõi, đánh giá thực hiện Chiến lược một cách hiệu quả.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cho biết: “Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm triển khai Chiến lược, chúng ta đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Đặc biệt, kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 với tỷ lệ 30,26% nữ đại biểu Quốc hội và gần 30% nữ tham gia HĐND các cấp là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực trong thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam. Những thành tựu này sẽ là nền tảng vững chắc để các cấp, ngành tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia bình đẳng giới trong giai đoạn tới”.

Là cơ quan Liên hợp quốc hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình xây dựng Chiến lược 2021-2030, bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam cho biết: “Quá trình rà soát việc thực hiện Chiến lược giai đoạn 10 năm vừa qua cho thấy, việc đảm bảo nguồn lực tài chính cho bình đẳng giới, đặc biệt từ nguồn chi đầu tư từ ngân sách nhà nước để đủ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược là việc rất cần thiết. Để làm được điều này, cần phải đảm bảo các mục tiêu của Chiến lược được lồng ghép một cách nghiên túc trong các kế hoạch của ngành và địa phương, cũng như các chương trình mục tiêu quốc gia. Việt Nam cũng cần đầu tư có mục tiêu vào thay đổi chuẩn mực xã hội theo hướng thúc đẩy cho bình đẳng giới, đây là điều cốt lõi để thúc đẩy bình đẳng giới mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đã phải trải qua. Đây cũng chính là mục tiêu đầu tiên của Chiến lược 2021-2030”.

Bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam, chúc mừng Chính phủ Việt Nam về việc công bố Chiến lược 2021-2030 và nhấn mạnh: “Rất vinh dự cho Australia khi được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mời tham gia hỗ trợ xây dựng Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030. Có những cơ hội và thách thức đối với sự tiến bộ của phụ nữ và trẻ em gái trong thập kỷ tới, bao gồm các vấn đề liên quan đến sự già đi của dân số Việt Nam, Cách mạng 4.0 và tự động hóa việc làm. Hướng dẫn và những khuyến nghị của Chiến lược sẽ tạo nền tảng vững chắc để giải quyết các vấn đề này, đồng thời thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế và các vị trí lãnh đạo. Là một đối tác lâu năm về bình đẳng giới và trao quyền kinh tế cho phụ nữ, Australia tự hào khi cung cấp những hỗ trợ thiết thực thông qua nhiều chương trình về giới.”

Tại Hội nghị, lãnh đạo của Bộ LĐ-TB&XH và UN Women đã kêu gọi nhiều hơn nữa những nỗ lực chung từ phía các bộ, ban, ngành của Chính phủ, các tổ chức xã hội, khu vực tư nhân và các cơ quan của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, hướng tới phát triển bền vững vào năm 2030, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ::

Bà Nguyễn Việt Hải
Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Email: hainv@molisa.gov.vn | SĐT: 024-3825 2875

Bà Hoàng Bích Thảo
Cán bộ truyền thông của UN Women tại Việt Nam
Email: hoang.thao@unwomen.org | SĐT: 0705143996