Viet Nam and United Nations convenes global conference to accelerate action on global commitments on women, peace and security
Date:
[English | Vietnamese]
[Press release]
For immediate release
(New York, Ha Noi) – As part of the continuing commemoration of 25 years of the Beijing Platform for Action on Women’s Empowerment and the 20th anniversary of landmark UN Security Council resolution 1325 on women, peace and security, high-level dignitaries, diplomats, political leaders and women organizations and peacebuilding practitioners from around the world will unite in a global event to discuss, Viet Nam, a non-permanent UN Security Council member (2020 – 2021), will host an International Conference on Women, Peace and Security entitled Strengthening Women’s Role in Building and Sustaining Peace: from Commitments to Results on 7-9 December 2020.
The conference is organized by the Government of Viet Nam in partnership with the United Nations, led by UN Women and UN Resident Coordinator’s Office in Viet Nam and supporting Member States.
Viet Nam’s leadership in drafting UN Security Council resolution 1889 (2009) calling for mainstreaming gender perspectives in all decision-making processes, especially in the early stages of recovery and peacebuilding, has been a critical foundation for furthering support women participation in peacebuilding on the ground.
Women’s full, equal and meaningful participation and rights must be put at the core of all approaches to conflict prevention, resolution, and post-conflict recovery efforts. The COVID-19 pandemic has exacerbated inequalities and impacted the work of women peacebuilding practitioners, who have been taking on new roles to safeguard peacebuilding gains and contribute to longer-term post-pandemic recovery.
The conference will reinforce the key messages of the report of the UN Secretary-General to the UN Security Council during annual Open Debate on Women, Peace and Security on 29 October 2020 commemorating the 20th anniversary of its landmark resolution 1325.
The report provides a review of the progress of the last twenty years of implementation of Women, Peace and Security Agenda and outlines five goals to realize inclusive and sustainable peace in the next decade. These five goals will provide a key feature for the discussions during the conference, which seeks to contribute to creating a clear pathway forward in furthering implementation of the WPS agenda.
The conference will focus on commitments and results of women’s participation in building and sustaining peace and reflect on successful strategies for inclusion, women’s empowerment, and support for young women’s peacebuilding and conflict prevention work on the ground. Participants from across the globe will gather virtually and join partners in Viet Nam to examine a range of themes, including women’s participation in peace processes, peacebuilding and post-conflict recovery, women in peacekeeping, women’s economic security and access to resources, and emerging trends and new context for WPS.
The event will provide the space for critical thinking around priorities, actions and acceleration of global, regional and national implementation, including through Action Plans on WPS. The participants will discuss priorities for the next decade and agree on a set of concrete commitments aimed at accelerating action and closing implementation gaps. These will complement and respond to the calls for action made in October by various networks and women’s organizations.
“It is a consistent policy of the Party and State of Viet Nam to fully promote the immense role and potential of women in our national construction and defense, to raise the standing of women, and to advocate gender equality in every domain: political, economic, cultural and social. These key lines for action have been enshrined in our Constitution, Law for Gender Equality, and numerous laws and policy lines. We have in place clear strategies and plans for economic and social development, in order to advance women's contributions in making Viet Nam into a modern industrial country by 2045,” said H.E. Mdme Tong Thi Phong, Standing Vice-Chairwoman of the National Assembly of Viet Nam.
"Viet Nam calls on the international community to heighten their commitment and determination in promoting cooperation on global gender equality. We should arrive at measures to mobilize resources for women’s more substantive role and participation in fostering and enhancing peace,” said H.E. Mr. Pham Binh Minh, Deputy Prime Minister, Minister of Foreign Affairs of Viet Nam.
“The COVID-19 pandemic is threatening the fragile gains made in women, peace and security, increasing poverty, inequality and tensions around the world. Women are essential in the response. We must fully include them in all peace efforts and defend their human rights; decrease global military spending and spend more on gender equality; and get the data that can support rapid action. We need to put women at the centre, and listen and learn from women peacebuilders, including young women, whose vision and strength is at the heart of Generation Equality,” said H.E. Dr. Phumzile Mlambo-Ngcuka, United Nations Under-Secretary-General and Executive Director of UN Women.
“Viet Nam has been a strong advocate for the women, peace and security agenda for over a decade now, working closely with the United Nations especially at the UN Security Council but also by deploying an increased number of female UN Peacekeepers.
This global conference provides an excellent opportunity for government leaders, peacebuilders, experts and youth ambassadors to come together and drive forward action-oriented commitments to enhance the role of women in achieving peace and security at all levels from local to global. I strongly believe that Viet Nam will remain at the global forefront of this agenda as it evolves in the future,” said Kamal Malhotra, UN Resident Coordinator in Viet Nam.
______________________________
For more information, stories of women peace leaders and new data on Women, Peace and Security visit: https://www.unwomen.org/en/news/in-focus/women-peace-security
For additional data on Women, Peace and Security, click here.
For more information, please contact:
Mr Trinh Anh Tuan
Senior Programme Communications and Advocacy Officer
UN Resident Coordinator’s Office in Viet Nam
[ Click to reveal ], (+84) (0) 90-329-6393
Ms Hoang Bich Thao
UNWOMEN Communications Officer
[ Click to reveal ], (+84) (0) 70-514-3996
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thông cáo báo chí: Việt Nam và Liên Hợp Quốc tổ chức hội nghị toàn cầu thúc đẩy hành động đối với các cam kết toàn cầu về phụ nữ, hòa bình và an ninh
Ngày: Thứ Hai, ngày 7 tháng 12 năm 2020
(New York, Hà Nội) - Là một phần trong các hoạt động kỷ niệm 25 năm Cương lĩnh Hành động Bắc kinh về thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ và 20 năm ra đời Nghị quyết lịch sử số 1325 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về phụ nữ, hòa bình và an ninh, các vị Lãnh đạo cấp cao, các nhà ngoại giao, lãnh đạo chính trị, các tổ chức phụ nữ và những người đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hòa bình từ khắp nơi trên thế giới sẽ gặp gỡ đế cùng thảo luận tại một sự kiện toàn cầu được tổ chức tại Việt Nam.
Việt Nam, hiện là một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (2020 - 2021), sẽ là quốc gia chủ trì tổ chức một Hội nghị Quốc tế về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh với chủ đề Tăng cường vai trò của phụ nữ trong xây dựng và củng cố hòa bình: Từ Cam kết đến Kết quả từ ngày 7- 9 tháng 12 năm 2020. Hội nghị được Chính phủ Việt Nam phối hợp với Liên Hợp Quốc tổ chức, trong đó UNWOMEN và Văn phòng Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam đóng vai trò chính hỗ trợ các Quốc gia Thành viên.
Việc Việt Nam đóng vai trò lãnh đạo trong soạn thảo nghị quyết 1889 (2009) của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi lồng ghép quan điểm về giới trong tất cả các quá trình ra quyết định, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình khôi phục và xây dựng hòa bình, là nền tảng quan trọng để tăng cường hỗ trợ hơn nữa sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng hòa bình tại thực địa. Các quyền của phụ nữ và quyền được tham gia đầy đủ, bình đẳng và có ý nghĩa của phụ nữ phải được đặt ở vị trí cốt lõi của tất cả các phương pháp tiếp cận nhằm ngăn ngừa, giải quyết xung đột và các nỗ lực phục hồi sau xung đột. Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng và ảnh hưởng đến công việc của những phụ nữ đang thực thi công việc xây dựng hòa bình, những người đã và đang đảm nhận những vai trò mới để bảo vệ thành quả xây dựng hòa bình và đóng góp vào quá trình phục hồi lâu dài hơn sau đại dịch.
Hội nghị sẽ củng cố các thông điệp chính của báo cáo của Tổng Thư ký LHQ tại Hội đồng Bảo an LHQ trong phiên Tranh luận mở hàng năm về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh trên vào ngày 29 tháng 10 năm 2020, kỷ niệm 20 năm ra đời của nghị quyết lịch sử 1325. Báo cáo cung cấp đánh giá về thành tựu của hai mươi năm thực hiện Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh và vạch ra năm mục tiêu để hiện thực hóa hòa bình toàn diện và bền vững trong thập kỷ tới. Năm mục tiêu này sẽ cung cấp chủ đề chính cho các cuộc thảo luận trong hội nghị lần này, nhằm góp phần tạo ra một lộ trình rõ ràng trong việc tiếp tục triển khai Chương trình nghi sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh.
Hội nghị sẽ tập trung vào các cam kết và kết quả sự tham gia của phụ nữ trong việc xây dựng và duy trì hòa bình được phản ánh trong các chiến lược thành công về bao trùm, trao quyền cho phụ nữ, và hỗ trợ cho công việc xây dựng hòa bình và phòng chống xung đột do những phụ nữ trẻ tuổi đang thực hiện tại thực địa. Những đại biểu tham dự hội nghị từ khắp nơi trên thế giới sẽ tập hợp trực tuyến cũng như tham gia trực tiếp cùng các đối tác tại Việt Nam để cùng rà soát một loạt các chủ đề, trong đó có sự tham gia của phụ nữ trong quá trình hòa bình, xây dựng hoà bình và hồi phục hậu xung đột, phụ nữ trong gìn giữ hòa bình, an ninh kinh tế của phụ nữ và tiếp cận các nguồn lực, các xu hướng đang nổi lên và bối cảnh mới cho Phụ nữ, Hòa bình và An ninh. Sự kiện này cũng sẽ cung cấp không gian cho tư duy phản biện xung quanh các ưu tiên, hành động và các nỗ lực đẩy mạnh thực hiện trên phạm vi toàn cầu, khu vực và quốc gia, bao gồm việc thông qua các Kế hoạch Hành động về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh. Các đại biểu cũng sẽ thảo luận các ưu tiên trong thập kỷ tới và nhất trí về một loạt các cam kết cụ thể nhằm đẩy nhanh hành động và thu hẹp khoảng cách thực hiện. Những kết quả này sẽ bổ sung và đáp ứng các kêu gọi hành động của các mạng lưới và tổ chức phụ nữ vào tháng 10.
“Chủ trương nhất quán của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam là luôn phát huy cao độ vai trò và tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Những định hướng lớn này đã được thể chế hóa trong Hiến pháp, Luật bình đẳng giới và nhiều văn bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đã có chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2030, góp phần tăng cường đóng góp của phụ nữ trong thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2045.” Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Việt Nam, Bà Tòng Thị Phóng phát biểu.
“Thông qua Hội nghị này, Việt Nam mong muốn cộng đồng quốc tế tiếp tục khẳng định cam kết thúc đẩy bình đẳng giới, đề ra các biện pháp và thu hút các nguồn lực cần thiết để tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia thiết thực hơn nữa trong xây dựng, củng cố hòa bình và an ninh.” Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Ông Phạm Bình Minh nói.
“Đại dịch COVID-19 đang đe dọa những lợi ích mong manh mà phụ nữ đạt được, hòa bình và an ninh, gia tăng nghèo đói, bất bình đẳng và căng thẳng trên khắp thế giới. Phụ nữ rất cần thiết trong phản ứng. Chúng ta phải bao gồm đầy đủ họ trong mọi nỗ lực hòa bình và bảo vệ nhân quyền của họ; giảm chi tiêu quân sự toàn cầu và chi tiêu nhiều hơn cho bình đẳng giới; và nhận dữ liệu có thể hỗ trợ hành động nhanh chóng. Chúng ta cần đặt phụ nữ làm trung tâm, lắng nghe và học hỏi từ những người phụ nữ xây dựng hòa bình, bao gồm cả những phụ nữ trẻ, những người có tầm nhìn và sức mạnh là trọng tâm của Bình đẳng Thế hệ.” Tiến sĩ Phumzile Mlambo-Ngcuka, Giám đốc Điều hành tổ chức UNWOMEN cho biết.
“Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã ủng hộ mạnh mẽ các chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh, hợp tác chặt chẽ với Liên Hợp Quốc, đặc biệt là tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đồng thời triển khai ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Hội nghị toàn cầu này tạo cơ hội tuyệt vời cho các Lãnh đạo Chính phủ, những người đang hoạt động trong xây dựng hòa bình, các chuyên gia và các đại sứ của tuổi trẻ cùng gặp nhau và cùng thúc đẩy các cam kết hướng tới hành động nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc đạt được hòa bình và an ninh ở mọi cấp độ từ địa phương đến toàn cầu. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng Việt Nam sẽ vẫn luôn đi đầu trên toàn cầu trong chương trình nghị sự này và tiếp tục phát triển trong tương lai. ” Điều phối viên Thường trú LHQ tại Việt Nam, Ông Kamal Malhotra chia sẻ.
______________________________
Để biết thêm thông tin, câu chuyện của các nữ lãnh đạo hòa bình và dữ liệu mới về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh, hãy truy cập: https://www.unwomen.org/vi/news/in-focus/women-peace-security
Để có thêm dữ liệu về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh, xin xem tại đây: https://www.unwomen.org/en/what-we-do/peace-and-security/facts-and-figures.
Để có thêm thông tin báo chí, xin liên hệ:
Mr Trịnh Anh Tuấn
Chuyên viên Cao cấp về Truyền thông và Vận động Chính sách
Văn phòng Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam
[ Click to reveal ], (+84) (0) 90-329-6393
Ms Hoàng Bích Thảo
Cán bộ Truyền thông của UNWOMEN tại Việt Nam
[ Click to reveal ], (+84) (0) 70-514-3996