![vn-PROMOTING-GENDER-MAINSTREAMING-ENG-1679px.jpg [cover]](/sites/default/files/Field%20Office%20ESEAsia/Images/2021/12/vn-PROMOTING-GENDER-MAINSTREAMING-ENG-1679px.jpg?t=1646237266)
Promoting gender mainstreaming in the National Target Program on New Rural Development and the National Target Program on Sustainable Poverty Reduction in the 2021-2025 period
![vn-PROMOTING-GENDER-MAINSTREAMING-ENG-1679px.jpg [cover]](/sites/default/files/Field%20Office%20ESEAsia/Images/2021/12/vn-PROMOTING-GENDER-MAINSTREAMING-ENG-1679px.jpg?t=1646237266)
The two National Target Programs on New Rural Development and Sustainable Poverty Reduction for the period 2016-2020 have achieved important results.
There have been more than 6 million people escaping poverty, approximately 2 million people escaping near poverty; 62.4 per cent of communes met the New Rural Development standard. However, there are still sizable gender gaps in terms of employment, property ownership, and access to public services in rural areas, especially in poor districts and communes. The burden of unpaid care work hinders equal access for women to opportunities; gender-based violence remains high at places.
With the aim of promoting gender equality in the two National Target Programs on New Rural Development and Sustainable Poverty Reduction for the period 2021-2025, UN Women has provided technical support to the Vietnam Women's Union and the National Assembly's Committee on Social Affairs to develop this report. This highlights the current status of gender inequality, proposes specific principles and measures to strengthen gender equality in both the two National Target Programs.
Thúc đẩy lồng ghép giới Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
Hai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Cả nước có hơn 6 triệu người thoát nghèo, hơn 2 triệu người thoát cận nghèo; 62,4% xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Mặc dù vậy, bất bình đẳng giới trên các khía cạnh lao động, việc làm, sở hữu tài sản, và tiếp cận dịch vụ thiết yếu vẫn còn dai dẳng ở vùng nông thôn, nhất là các huyện nghèo, xã nghèo. Gánh nặng các công việc chăm sóc không lương cản trở phụ nữ tiếp cận bình đẳng với các cơ hội; tình trạng bạo lực trên cơ sở giới ở mức đáng lo ngại.
Với mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới trong hai Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, UN Women đã hỗ trợ kỹ thuật cho Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội đồng chủ biên báo cáo này nhằm nêu ra thực trạng bất bình đẳng giới, đề xuất quan điểm, nguyên tắc, biện pháp cụ thể để thúc đẩy bình đẳng giới trong cả hai Chương trình trong giai đoạn 2021-2025.